Hết niên độ tài chính, có một số doanh nghiệp, trong một số lĩnh vực … trước khi nộp báo cáo tài chính (BCTC) cho các cơ quan chức năng của Nhà nước, báo cáo tài chính đó phải được một công ty Kiểm toán độc lập kiểm toán lại. Nếu doanh nghiệp không nộp hoặc nộp trễ hạn thì sẽ bị phạt vi phạm theo qui định. Như vậy gọi là Kiểm toán bắt buộc.
Hàng năm, VLK GROUP luôn chủ động sẵn sàng đảm nhận, đáp ứng mọi tiêu chuẩn, chuẩn mực kiểm toán nhằm phục vụ khách hàng được tốt hơn.
I/ NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC PHẢI KIỂM TOÁN BCTC
Theo qui định hiện hành thì những doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán trước khi nộp báo cáo tài chính năm, thường là:
• Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
• Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tham gia như: góp vốn…
• Tổ chức có hoạt động tín dụng, ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển;
• Tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm;
• Công ty cổ phần, công ty TNHH có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán; …
II/ NHỮNG LỢI ÍCH KHÁCH HÀNG CÓ ĐƯỢC TỪ KIỂM TOÁN Ở VLK GROUP
Khi thực hiện ký kết hợp đồng Kiểm toán với VLK GROUP, khách hàng sẽ nhận được những kết quả tích cực sau:
• Giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tuân thủ về các quy định về việc doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán, gởi đến nơi qui định kịp thời, đúng hạn.
• Báo cáo tài chính trước khi gởi đến các cơ quan Nhà nước được kiểm tra đầy đủ, đúng qui định, khách hàng an tâm về khoản bị phạt về vi phạm hành chính;
• Những sai sót trong hồ sơ BCTC của khách hàng sẽ được chúng tôi phát hiện, tư vấn cách khắc phục, tránh được những rủi ro bi phạt về Thuế
• Doanh nghiệp có thể dùng báo cáo Kiểm toán của chúng tôi vào việc đấu thầu, đây cũng là cơ sở tin cậy để cho các nhà đầu tư khác tham khảo.
• Chi phí Kiểm toán của chúng tôi luôn hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
Khách hàng sử dụng dịch vụ tại VLK ( tỷ lệ %)
III/ CÁC VẤN ĐỀ CỦA KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (BCTC) CỦA VLK GROUP
Trong công tác kiểm toán của chúng tôi luôn tuân thủ các vấn đề sau:
• Đối tượng kiểm toán BCTC bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh BCTC và các bảng khai thác theo luật định.
• Mục tiêu tổng quát: được hiểu là tìm kiếm bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên Bảng khai tài chính.
• Nguyên tắc là: phải tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghệp:
• Mục tiêu tổng quát là: đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của thông trên BCTC.
• Chu trình của kiểm toán là: bán hàng- thu tiền; mua hàng- thanh toán; hàng tồn kho; lương và phải trả người lao động; TSCĐ và XD cơ bản.
• Phương pháp của kiểm toán là: Kiểm toán các loại chứng từ, đối chiếu liệu trên sổ sách, báo cáo và kiểm kê thực tế;
IV/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN TẠI VLK GROUP
Bước 1: Liên hệ với doanh nghiệp
Ngay khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ cử đại diện làm việc với doanh nghiệp, đưa ra bảng kê các tài liệu đề nghị doanh nghiệp cần cung cấp để thuận tiện trong quá trình làm việc, Tài liệu đó là chứng từ, sổ sách kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động tài chính.
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán. Gồm:
• Mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán.
• Tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc đưa ra được kế hoạch chung.
• Thu thập các thông tin cụ thể về khách hàng, tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ …
• Chuẩn bị về phương tiện và nhân viên cho việc triển khai thực hiện chương trình đã xây dựng.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch kiểm toán.
• Thu thập bằng chứng kiểm toán: các chứng từ, sổ kế toán và tài khoản kế toán được lập, ghi chép, lưu trữ phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị, có mối liên hệ logic chặt chẽ giữa chứng từ kế toán, sổ kế toán và các Báo cáo tài chính của đơn vị.
• Kiểm toán các thông tin tài chính có được lập trên cơ sở các chế độ tài chính, kế toán hiện hành của Nhà nước Việt Nam hay không? Các chế độ này có được áp dụng một cách nhất quán và kịp thời không?
• Kiểm toán các thông tin trên Báo cáo tài chính có phản ánh một cách trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán; về tình hình hoạt động của đơn vị trong niên độ kế toán.
• Kiểm toán đưa ra các ý kiến nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của đơn vị, bao gồm các nhận xét về:
– Công tác ghi chép chứng từ kế toán, luân chuyển chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán và công tác quản lý, lưu trữ các chứng từ kế toán.
– Phương pháp lập Báo cáo tài chính và các Báo cáo quản trị, các tài liệu kế toán có liên quan.
Bước 4: Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán:
• Kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán, các kết luận này nằm trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán.
• Kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập nên Báo cáo kiểm toán đồng thời có trách nhiệm giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập Báo cáo kiểm toán.
• Tùy theo kết quả, các kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến: Ý kiến chấp nhận toàn phần và Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
Bước 5: Nộp báo cáo kiểm toán theo qui định
• Nộp cho Phòng kinh kế quận
• Nộp cho Phòng thống kê
• Nộp cho cơ quan Thuế
• Các đối tác doanh nghiệp bạn tham gia đấu thầu hay quan hệ về tài chính (nếu có)
*Hợp đồng mẫu:
• Mời quý khách liên hệ với chúng tôi qua số : 0911 813 098 – 0914 793 448
===========================================================
KHÁCH HÀNG CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Nghị định số 17/2012/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm Toán Độc Lập ban hành ngày 13 tháng 03 năm 2012;
• Thông tư 40/2020/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán và Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập.