Trong hoạt động kinh doanh, không phải lúc nào chúng ta cũng thuận buồm xuôi gió. Cho nên việc phải tổ chức lại doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty là điều tất yếu sẽ xảy ra. Ở chương IX Luật Doanh Nghiệp 59/2020/QH14 cũng đã đề cập rõ trong các trường hợp này.
Tuy nhiên các thủ tục để hoàn thành công việc ấy không hề dễ dàng, thậm chí tốn kém và rất mất thời gian. Vì vậy VLK GROUP chúng tôi đã cắt cử ra hẳn một đội ngũ chuyên gia chuyên trách về mảng Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp, nhằm giúp khách hàng giải quyết nhu cầu nhanh gọn và tiết kiệm hơn.

I/ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Theo các Điều từ 198 đến 207 trong Luật Doanh nghiệm năm 2020, Một khi hình thức kinh doanh hiện tại không còn hiệu quả, căn cứ vào định hướng tương lai, doanh nghiệp có thể chọn một trong các hình thức sau để hoạt động tốt hơn:
1. Chia công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới
2. Tách công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
3. Hợp nhất công ty: Hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất
4. Sáp nhập công ty: Một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
5. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần theo các phương thức khác nhau;
6. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo nhiều phương thức khác nhau
7. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh nếu đủ các điều kiện theo qui định
8. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn hoặc bị đình chỉ hoạt động theo yêu cầu;
9. Giải thể doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tự xác định hoặc bị giải thể trong trường hợp sau đây:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến các doanh nghiệp

II/ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA VLK GROUP TRONG TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP

Tùy vào từng trường hợp cụ thể và định hướng của doanh nghiệp, các chuyên gia VLK GROUP chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp theo cách tối ưu nhất để mang lại những giá trị thiết thực cho khách hàng, đó là :

  • Chúng tôi có chuyên gia phân tích, giải đáp tất cả các các vấn đề mà chủ doanh nghiệp quan tâm đến, đồng thời tư vấn và đưa ra các lựa chọn theo thứ tứ tự ưu tiên để doanh nghiệp quyết định chọn hình thức tổ chức lại nào là phù hợp;
  • Chúng tôi có bộ phận chuyên môn kiểm tra lại sự an toàn, tránh rủi ro bị phạt về vi phạm cho doanh nghiệp trước khi lập hồ sơ gởi đi đến các cơ quan chức năng theo qui định;
  • Chúng tôi có nhân viên chuyên nghiệp thực hiện đầy đủ các bước theo qui trình tổ chức lại, hay giải thể doanh nghiệp theo luật định, nhanh chóng, kịp thời;
  • Chúng tôi có cán sự dày dạn kinh nghiệm tiếp cận, giải trình và xử lý những khó khăn khi các cơ quan chức năng yêu cầu;
  • Chúng tôi luôn hợp tác chặc chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tổ chức lại, giải thể Doanh nghiệp một cách hoàn hảo với chi phí tiết kiệm nhất có thể.

III/ CÔNG VIỆC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA VLK GROUP TRONG TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP

Để hoàn thành đầy đủ các thủ tục cho việc Tổ chức lại doanh nghiệp, công việc và trách nhiệm của VLK GROUP bao gồm:

  • Xác định lại chính xác nhu cầu Tổ chức lại doanh nghiệp của khách hàng, đề nghị khách hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ, tài liệu liên quan;
  • Kiểm tra kỹ các thông tin, loại hồ sơ khách hàng cung cấp và giải đáp những thắc mắc của khách hàng nếu có, tránh việc sai sót dẫn đến bị phạt về vi phạm hành chính;
  • Tư vấn xử lý các vấn đề liên quan đến việc tổ chức lại doanh nghiệp như: Tài sản, công nợ, lao động… sao cho đỡ rắc rối nhất.
  • Soạn thảo đầy đủ các thủ tục theo luật định liên quan (nếu có) như: Biên bản họp, Quyết định, điều lệ, cam kết, ủy quyền, báo cáo tài chính, thông báo, giấy đề nghị ,v.v…chính xác, kịp thời;
  • Theo dõi và thực hiện các khâu liên quan (nếu có) đến việc đóng pháp nhân cũ và mở pháp nhân mới cho khách hàng;
  • Đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết các thủ tục, theo dõi nhận kết quả gởi đến khách hàng.

 

VI/ CÔNG VIỆC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA VLK GROUP TRONG GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Tưởng như mọi thủ tục để giải thể doanh nghiệp đơn giản, dễ dàng. Nhưng không, những yêu cầu về hồ sơ, qui trình giải quyết hồ sơ diễn ra rất phức tạp, phải thông qua nhiều cơ quan chức năng khác nhau, nhiều bộ phận khác nhau.Thậm chí nếu không có kinh nghiệm trong việc soạn thảo hồ sơ, kinh nghiệm xử lý tài sản, hàng tồn, công nợ, bảo hiểm, hải quan,…có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp một con số không hề nhỏ.
Căn cứ vào các qui định giải thể doanh nghiệp; căn cứ vào thực trạng hồ sơ kế toán của doanh nghiệp; căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, thông thường VLK GROUP thực hiện các công việc sau:

Quy trình làm việc tại VLK GROUP

1. Tiếp cận và kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ kế toán , báo cáo Thuế của doanh nghiệp:

  • Khảo sát xem đã đủ số sách kế toán, báo cáo Thuế và các file dữ liệu cần thiết chưa?
  • Kiểm tra lại tính hợp lệ, hợp pháp, hợp lý của hóa đơn chứng từ.
  • Kiểm tra số liệu ghi chép vào sổ và kê khai báo cáo Thuế có đúng không?
  • Đánh giá rủi ro, và những sai sót sau đó tư vấn cho doanh nghiệp.

2. Tư vấn hoặc khắc phục lại các vấn đề liên quan đến việc giải thể doanh nghiệp:

  • Tư vấn khách hàng giải thể theo cách nào, khi nào là thuận lợi nhất, tiết kiệm nhất;
  • Tư vấn hoặc khắc phục lại những sai sót trong kê khai quyết toán thuế (nếu có);
  • Tư vấn hoặc điều chỉnh, bổ sung hệ thống sổ sách kế toán (nếu có);
  • Tư vấn hoặc cùng thực hiện thanh lý tài sản, hàng tồn kho trên báo cáo tài chính phù hợp với các qui định và có lợi nhất cho Doanh nghiệp;
  • Tư vấn giải quyết những vấn đề tồn tại đối với cơ quan Bảo hiểm, người lao động (nếu có);
  • Tư vấn xử lý các khoản còn nợ mua – bán hàng, nợ vay (nếu có) trên báo cáo tài chính sao cho đúng luật nhất;
  • Tư vấn xử lý các hợp đồng ký kết chưa thực hiện xong (nếu có);
  • Tư vấn các vấn đề khác nếu nhận thấy khả năng ảnh hưởng xấu đến khách hàng,…

3.Thực hiện thủ tục hành chính giải thể doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng:

  • Lập và gởi thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  • Lập và gởi báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp (nếu có);
  • Lập và gởi danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Gởi văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với hoạt động xuất khẩu của Tổng cục Hải Quan (nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu);
  • Trả con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
  • Trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Lập và gởi các loại giấy ủy quyền và các văn bản khác (nếu có);

4. Thực hiện kê khai quyết toán thuế và báo cáo tài chính giải thể

  • Lập và gởi thông báo kết quả hủy hóa đơn và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan Thuế.
  • Lập và gởi báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và các phụ lục liên quan đến thời điểm nộp bộ hồ sơ giải thể đến cơ quan Thuế.
  • Lập và nộp báo cáo thuế thu nhập cá nhân (phần đơn vị trả thu nhập) đến thời điểm nộp bộ hồ sơ giải thể đến cơ quan Thuế.
  • Lập và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng đến thời điểm nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan Thuế.
  • Lập và gởi báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động cho các cơ quan liên quan, bao gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lập bảng tổng kết tài sản, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

5. Giải trình với cơ quan Thuế và khóa mã số thuế

  • Cử người trực tiếp theo dõi và giải trình với cơ quan thuế, bao gồm cung cấp tài liệu; số liệu và giải đáp thắc mắc về hồ sơ giải thể của Doanh nghiệp.
  • Soạn thảo và gởi các văn bản, giấy tờ cho cơ quan Thuế nếu thấy cần thiết.
  • Đọc và hướng dẫn khách hàng ký vào biên bản do cơ quan thuế lập.
  • Nhận giấy xác nhận ” đơn vị đã hoàn thành nghĩa vụ thuế” với nhà nước.
  • Thực hiện công việc khóa mã số thuế.

6. Hoàn tất mọi thủ tục giải thể doanh nghiệp

  • Nhận thông báo của sở kế hoạch đầu tư về chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp;
  • Bàn giao toàn bộ hồ sơ kết thúc công việc giải thể cho Doanh nghiệp lưu giữ.

PHÍ DỊCH VỤ VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
Mời quý khách liên hệ với chúng tôi qua số : 0911 813 098 – 0914 793 448
=============================================================

Thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    HỖ TRỢ GIẢI ĐÁP

    Các bài viết liên quan