Từ ngày 1/1/2025, TP HCM sẽ thực hiện việc sáp nhập đơn vị hành chính từ 80 phường thành 41 phường mới theo Nghị quyết 1278 của Ủy ban TVQH, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý.Những khó khăn, thách thức nào đang chờ đợi người dân và chính quyền khi thực hiện việc điều chỉnh? Cùng VLK tìm hiểu!
Khó khăn đối với nhà nước
1. Thừa trụ sở…thiếu nơi làm việc
Sau khi sáp nhập, nhiều phường, xã vẫn loay hoay với bài toán trụ sở và tài sản công. Có nơi, trụ sở phường, xã bị bỏ trống, phải thuê người dân trông coi vì không còn phù hợp để xử lý hồ sơ hay thủ tục hành chính. Trong khi đó, trụ sở mới lại thiếu chỗ làm việc, buộc phải xây thêm, gây lãng phí ngân sách. Đây rõ ràng là một vấn đề nan giải, đòi hỏi sự tính toán hợp lý để tránh lãng phí nguồn lực công.
2. Dư thừa cán bộ
Việc sáp nhập các đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là thay đổi tên gọi mà còn là cả một quá trình tổ chức lại bộ máy hành chính để phù hợp với quy mô mới. Điều này bao gồm việc sắp xếp lại vị trí công việc, vai trò của cán bộ, công chức và các đơn vị liên quan. Một thách thức lớn là làm sao để đảm bảo không xảy ra tình trạng dư thừa nhân sự hoặc mất việc làm, đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng và hợp lý.
Không chỉ vậy, khi số lượng phường giảm đi, mỗi phường sẽ phải quản lý một lượng dân cư lớn hơn. Điều này đặt ra áp lực rất lớn cho bộ máy hành chính trong việc xử lý thủ tục, giải quyết khiếu nại và đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây là bài toán cần sự chuẩn bị và phối hợp chặt chẽ để tránh gây gián đoạn trong quá trình phục vụ nhân dân.
3. Thách thức trong quy hoạch đô thị và quản lý hạ tầng
Lo lắng hơn nữa là việc sáp nhập làm quy mô dân số tại các phường mới sẽ tăng lên đáng kể. Điều này đòi hỏi hệ thống hạ tầng và dịch vụ công phải được nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu của người dân.
TP.HCM vốn dĩ đã gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý giao thông, môi trường và phát triển đô thị. Việc sáp nhập phường khiến cho những vấn đề này trở nên đáng lo ngại hơn bởi áp lực quản lý lớn hơn. Đường phố, trường học, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng khác đều cần được đầu tư một cách có hệ thống để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân.
Nếu không đầu tư và nâng cấp hạ tầng kịp thời, nguy cơ xảy ra tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông và suy giảm chất lượng dịch vụ công là rất cao. Những thách thức này có thể suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân, làm tăng áp lực đối với việc giải quyết các vấn đề hàng ngày.
Vì vậy, việc sắp xếp lại các công trình công cộng, khu vực hành chính và hạ tầng cơ sở cần được thực hiện một cách bài bản, tránh chồng chéo hoặc lãng phí nguồn lực, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho đời sống người dân
Khó khăn đối với người dân và doanh nghiệp
Việc thay đổi địa giới hành chính là một bước đi tất yếu để giảm bớt sự chồng chéo trong quản lý, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Đích đến cuối cùng là thiết lập một bộ máy nhà nước tinh gọn- hiệu quả- minh bạch, góp phần cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Tuy nhiên, việc sáp nhập phường xã tại TP.HCM cũng khiến nhiều người dân, doanh nghiệp không khỏi băn khoăn, lo lắng đặc biệt là về những xáo trộn trong cuộc sống hằng ngày. Một trong những lo lắng lớn nhất chính là việc phải điều chỉnh lại hàng loạt giấy tờ liên quan, từ giấy phép kinh doanh, hộ khẩu, địa chỉ nhà, giấy tờ nhà đất, tài sản thừa kế, cho đến thông tin bao bì sản phẩm, giao dịch ngân hàng và các thủ tục pháp lý khác.
Anh Văn Hùng, chủ một cửa hàng nhỏ tại quận 10, chia sẻ:
“Tôi sợ các thủ tục thay đổi giấy tờ sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Nếu không có hướng dẫn cụ thể, chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn.”
Những trăn trở như vậy là điều dễ hiểu, đặt ra yêu cầu cho các cơ quan chức năng trong việc hướng dẫn và hỗ trợ người dân một cách kịp thời, rõ ràng, giúp quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi hơn.
Người dân, doanh nghiệp có cần thay đổi thông tin khi sáp nhập phường xã?
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan khẳng định, sau ngày 1/1/2025, người dân không cần phải đổi giấy tờ ngay lập tức. Thành phố yêu cầu các cơ quan và đơn vị liên quan thừa nhận giá trị pháp lý của giấy tờ cũ và chỉ thực hiện thay đổi khi có sự kiện pháp lý phát sinh. Tuy nhiên, để đảm bảo sự đồng bộ và tính pháp lý trong quá trình quản lý, người dân và doanh nghiệp cần chủ động thực hiện một số việc quan trọng:
- Cập nhật thông tin trên các giấy tờ
Người dân và doanh nghiệp nên chủ động cập nhật thông tin trên các giấy tờ quan trọng như CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, hóa đơn và hợp đồng giao dịch. Việc này giúp đảm bảo tính pháp lý và sự đồng nhất trong các hệ thống hành chính, tránh những rắc rối không đáng có trong tương lai. - Điều chỉnh thông tin kinh doanh
Khuyến khích doanh nghiệp cập nhật địa chỉ mới trên các nền tảng trực tuyến như website và mạng xã hội để đảm bảo tính đồng nhất. Điều này không chỉ giúp duy trì sự minh bạch mà còn tạo sự tin tưởng cho khách hàng và đối tác, tránh gây nhầm lẫn trong giao dịch. - Thông báo cho khách hàng và đối tác
Thông báo đến khách hàng, đối tác và các bên liên quan về sự thay đổi địa chỉ là bước không thể bỏ qua. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức như email, thư tay, hoặc gọi điện trực tiếp để đảm bảo mọi người đều nắm rõ thông tin. Việc này sẽ giúp duy trì mối quan hệ bền chặt và tạo sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính có thể gặp trục trặc hoặc gây ra một số rắc rối trong việc điều chỉnh số nhà, giấy phép kinh doanh, thông tin giấy tờ…. cho người dân và doanh nghiệp. Để đảm bảo người dân không phải đi lại nhiều lần, chờ đợi quá lâu cho việc thay đổi giấy tờ. VLK Group cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và nhanh chóng, bao gồm:Thay đổi giấy phép kinh doanh, thay đổi địa chỉ, số nhà,…Liên hệ ngay qua hotline 0911.813.098 để được tư vấn miễn phí, nhận ưu đãi giảm giá và những phần quà hấp dẫn từ nhà VLK.
Xem thêm: Danh sách các phường phải sáp nhập